1. HDL là HDL-Cholesterol?
HDL-Cholesterol là viết tắt của High Density Lipoprotein Cholesterol nghĩa là cholesterol lipoprotein tỉ trọng cao và còn được viết tắt là HDL-C hoặc HDL. Một trong các loại lipoprotein được tổng hợp tại gan và có chức năng vận chuyển cholesterol trong máu.
HDL-Cholesterol có chức năng quan trọng là vận chuyển cholesterol dư thừa từ các mô, cơ quan, mạch máu về gan để xử lý, tại gan các cholesterol sẽ được chuyển hóa và thải ra khỏi cơ thể, do đó HDL-Cholesterol làm giảm tích tụ cholesterol trong máu và trong các mô. Đây là lý do nó được gọi là mỡ tốt.
HDL-Cholesterol được xem là mỡ tốt trong máu giúp làm sạch mạch máu và các mô trong cơ thể
2. Chỉ số của HDL-Cholesterol trong máu cao có nghĩa là gì?
Nếu như chỉ số của LDL-Cholesterol trong máu cao mang lại nhiều nỗi lo, làm tăng nguy cơ các bệnh lý tim mạch, chuyển hóa thì chỉ số của HDL-Cholesterol trong máu cao có ý nghĩa ngược lại.
Nồng độ HDL-Cholesterol bình thường trong máu khoảng 1.0-1.3 mmol/L (40-50 mg/dL) ở nam và khoảng 1.3-1.5 mmol/L (50-59 mg/dL) ở nữ. Bình thường cơ thể có các cơ chế tự điều hòa để đảm bảo nồng độ HDL-Cholesterol ổn định ở mức độ nhất định.
2.2. Ý nghĩa chỉ số HDL-Cholesterol cao trong máu
Nhờ chức năng vận chuyển cholesterol dư thừa từ các mô, đặc biệt là mạch máu về gan để chuyển hóa và thải trừ, HDL-Cholesterol được xem như yếu tố rất quan trọng để bảo vệ thành mạch khỏi tác nhân gây xơ vữa mạch máu là nguyên nhân chính gây nên các biến cố tim mạch nguy hiểm như: nhồi máu não, nhồi máu cơ tim... Với ngưỡng nồng độ từ 1.3-1.5 mmol/L thì nồng độ HDL-Cholesterol càng cao thì hiệu quả bảo vệ tim mạch càng tốt, khi tăng mỗi 0.1 mmol/L HDL-Cholesterol thì làm giảm 10% nguy cơ các bệnh lý tim mạch.
Nồng độ HDL-Cholesterol trong máu được coi là cao khi > 1,55 mmol/l (tương đương 60 mg/dL). Nồng độ này có ý nghĩa là giảm tỉ lệ các biến cố tim mạch; theo hội tim mạch Mỹ đây là ngưỡng nồng độ có tác dụng bảo vệ khỏi bệnh lý tim mạch.
Nếu nồng độ rất cao HDL-Cholesterol > 2,33 mmol/L (90 mg/dL) rất ít gặp, chủ yếu gặp ở cách bệnh nhân bị các bệnh lý liên quan đến gen hoặc rối loạn chuyển hóa nên được ghi nhận cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Do đó chỉ số HDL-Cholesterol cao trong máu về cơ bản là tốt cho sức khỏe, làm giảm nguy cơ các bệnh lý tim mạch, tuy nhiên cũng cần chú ý khi chỉ số HDL-Cholesterol quá cao một cách bất thường.
2.3. Chỉ số HDL cholesterol giảm sẽ có vấn đề gì với sức khỏe?
Nồng độ HDL cholesterol trong máu càng cao sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Còn khi nồng độ HDL cholesterol giảm < 1.0 mmol/L (40mg/dL) sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch. Bởi khi đó HDL - Cholesterol giảm đồng nghĩa với việc nồng độ LDL - cholesterol sẽ tăng, từ đó hình thành các mảng xơ vữa trong lòng động mạch. Vữa xơ động mạch lại chính là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng tim mạch nguy hiểm như:
- Đau thắt ngực
- Nhồi máu cơ tim
- Suy tim
- Sốc tim
- Đột quỵ
Nhận xét
Đăng nhận xét