Chuyển đến nội dung chính

Ý NGHĨA CỦA ALT và AST TRONG CHUẨN ĐOÁN BỆNH GAN

AST (SGOT) và ALT (SGPT) là các chỉ số men gan giúp phản ánh tình trạng tổn thương gan. Tùy vào từng loại bệnh, các chỉ số này sẽ tăng đến một mức độ nhất định. Nếu không cải thiện kịp thời nguyên nhân làm men gan tăng cao, các chỉ số này có thể xuống thấp bất ngờ vì không còn tế bào gan nào sống sót.

1. Chỉ số AST và ALT là gì?
1.1 Chỉ số AST (SGOT)
AST (hay còn gọi là SGOT) mức bình thường vào khoảng từ 20- 40 UI/L. Bên cạnh AST, còn có ALT, đây là hai men gan đặc trưng cho gan. Khi có nhiều tế bào gan bị tổn thương, hoại tử, cả hai men này sẽ được “giải thoát” và ồ ạt phóng thích vào máu.

AST (SGOT) bình thường được tìm thấy ở nhiều cơ quan như gan, tim, cơ, thận và não. Nó được phóng thích vào máu khi một trong các cơ quan này bị tổn thương. Ví dụ như nồng độ của nó sẽ tăng cao trong máu khi có nhồi máu cơ tim hoặc bệnh lý tổn thương cơ. Do vậy, men này không đặc hiệu cho tình trạng tổn thương gan.

AST (SGOT) có giới hạn bình thường từ 5 đến 40 đơn vị trong một lít huyết thanh, thường được ký hiệu là U/L hoặc UI/L.

1.2 Chỉ số ALT (SGPT)
So với chỉ số AST, ALT (hay còn gọi là SGPT) là chỉ số đặc hiệu, cảnh báo rõ nét hơn những tổn thương ở gan do nằm chủ yếu trong bào tương ở gan (chỉ một số ít trong tế bào cơ vân và tim).

ALT (SGPT) được tìm thấy phần lớn ở trong gan. Mặc dù không thể nói rằng men này chỉ hiện diện duy nhất tại gan, nhưng có thể nói gan là nơi mà nó tập trung nhiều nhất. Nó được phóng thích vào máu khi có hiện tượng tổn thương gan. Do đó có thể xem men này là một dấu chỉ tương đối đặc hiệu cho tình trạng của gan.

ALT (SGPT) có giới hạn bình thường từ 7 U/L đến 56 U/L.

Bình thường, chỉ số ALT xét nghiệm cũng trong khoảng: 20 U/L - 40 UI/L tương đương với mức bình quân của men AST.


2. Chỉ số ALT và AST liên quan tới bệnh gan như thế nào?
2.1 Tăng cao >3000 UI/L
Thường gặp nhiều trong trường hợp tế bào của gan hoại tử như kiểu viêm gan do virus cấp, do mạn tính, hay tổn thương phần gan vì thuốc, vì nhiễm độc chất, vì trụy mạch lâu.

Các mức tăng nhanh của chỉ số ALT, AST tương quan khá kém với những mức độ trong tổn thương các tế bào của gan, chúng không mang ý nghĩa thiên nhiều về tiên lượng (cụ thể ví dụ như: hoại tử trong tế bào của gan đang rất nặng, khiến men gan tăng cao đột ngột trong 2 ngày đầu, sau 3 đến 5 ngày thì chỉ men gan giảm nhanh).

2.2 Tăng vừa <300 UI/L
Thường gặp trong các trường hợp viêm gan bởi uống quá nhiều rượu. Chỉ số transaminase gia tăng phần lớn do AST, trị số chỉ hơn mức giới hạn trung bình không vượt quá 2 đến 10 lần. Thời điểm đó, ALT lại có thể chỉ đạt bình thường cũng có thể thấp, do thiếu hụt vitamin B6, đây là phần tử giúp tổng hợp các ALT trong gan.

2.3 Tăng nhẹ <100 UI/L
Thường gặp trong trường hợp viêm gan do virus cấp, hay xơ gan, di căn gan, hay viêm gan vùng mạn cũng có thể do tắc mật.

Hiện nay, người ta thấy nhiều trường hợp men gan có xu hướng tăng nhẹ thời điểm gan nhiễm mỡ. Với trường hợp vàng da do tắc mật, và đặc biệt trường hợp có sỏi vào đường ống mật, thì ALT sẽ tăng không quá 500 UI/L, số rất ít trường hợp ALT tăng tới 3000 UI/L, và sau đó hầu hết đều giảm nhanh về lại bình thường.

3. Chỉ định xét nghiệm ALT, AST trong trường hợp nào?
Nhằm đánh giá triệu chứng rối loạn các chức năng gan của bệnh nhân như:
  • Thấy thường xuyên mệt mỏi;
  • Mất đi cảm giác ăn uống ngon miệng;
  • Hay buồn nôn, và nôn nhiều;
  • Đau bụng tại vùng mạn sườn phải;
  • Da vàng;
  • Nước tiểu màu đậm, phân màu nhạt;
  • Cơ thể ngứa ngáy.
  • Nhằm phối hợp cùng nhiều xét nghiệm chỉ định khác chẩn đoán nguyên do bệnh gan:
  • Người tiền sử đã tiếp xúc virus gây viêm gan;
  • Người bị nghiện rượu;
  • Bản thân trong gia đình đã có người tiền sử mắc bệnh gan;
  • Người thường xuyên dùng thuốc ảnh hưởng tới chức năng của gan;
  • Người béo phì thừa cân, hay bị tiểu đường;

Các xét nghiệm chỉ số ALT, AST được thực hiện với cả những người dấu hiệu nhẹ ban đầu: mệt mỏi, sụt cân; mục đích loại trừ mọi loại bệnh đang gây nên tổn thương gan.
Các xét nghiệm chỉ số ALT, AST được chỉ định sử dụng mục đích theo dõi tiến trình điều trị. Trong toàn quá trình trị liệu, bác sĩ có thể chỉ định thường xuyên nhằm xác định hiệu quả có hay không.

4. Lấy mẫu xét nghiệm ALT, AST như thế nào?
Lấy mẫu vào ống xét nghiệm không chống đông dạng serum hay ống chống đông Heparin, EDTA.
Không cần nhịn ăn uống trước lấy mẫu xét nghiệm, tuy nhiên lưu ý rằng việc huyết thanh đục sau khi ăn sẽ có thể ảnh hưởng tới kết quả của xét nghiệm.

5. Những yếu tố làm ảnh hưởng tới chất lượng xét nghiệm ALT, AST
Vai trò của ALT và AST trong chẩn đoán các bệnh về gan
Mẫu hồng cầu vỡ làm ảnh hưởng tới chất lượng xét nghiệm ALT, AST
Mẫu hồng cầu vỡ
Thuốc khiến tăng cao hoạt độ ALT, một số loại thuốc như: ức chế lên men chuyển hoá angiotensin, chống nguy cơ co giật, acetaminophen, thuốc loại thiazid lợi tiểu, thuốc tâm thần hay một số kháng sinh...
Thuốc kích thích tăng cao hoạt nồng độ AST: allopurinol, acetaminophen... hay một số kháng sinh, thuốc tránh thai,...
Thuốc kích thích giảm xuống hoạt độ AST: trifluoperazine, metronidazol.
Tóm lại, việc thực hiện xét nghiệm chỉ số AST và ALT là rất quan trọng và hữu ích để đánh giá chức năng gan. Tuy nhiên để chẩn đoán chính xác bệnh về gan thì chỉ dựa vào 2 chỉ số này là chưa đủ, còn cần thực hiện các xét nghiệm khác do bác sĩ chỉ định để phối hợp phân tích chẩn đoán.

6. Các xét nghiệm khác
Xét nghiệm ALT, AST sẽ thường được thực hiện cùng các xét nghiệm chức năng gan khác như:

  • Xét nghiệm Albumin
  • Xét nghiệm Photphatase kiềm
  • Xét nghiệm Bilirubin
  • Xét nghiệm axit lactic dehydrogenase (LDH)
  • Xét nghiệm định lượng protein toàn phần

Nhận xét

Bài đăng phổ biến

Chỉ số xét nghiệm GPT | SGPT | ALT

Chỉ số GPT (SGPT) hay ALT là một chỉ số cơ bản trong xét nghiệm để đánh giá chức năng Gan. Vậy chỉ số xét nghiệm GPT trong xét nghiệm máu cho ta biết gì về sức khoẻ của gan? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây: 1. Xét nghiệm ALT là gì? Gan đóng vai trò quan trọng trong cơ thể người như tiết mật để hỗ trợ tiêu hoá thức ăn, loại bỏ các chất thải và chất độc từ máu và sản xuất protein và cholesterol. Xét nghiệm ALT (Alanine Aminotransferase) là một xét nghiệm máu có chức năng phát hiện các tổn thương gan được gây nên bởi bệnh lý, thuốc, hoặc chấn thương. Các bệnh lý như viêm gan hoặc xơ gan có thể làm giảm chức năng của gan. 2. Tại sao chỉ số ALT lại quan trọng? Cơ thể người sử dụng men gan ALT để phân huỷ thức ăn thành năng lượng. Tuy nhiên khi có tổn thương gan, lượng men gan ALT trong máu sẽ tăng. Sau khi hoàn thành xét nghiệm, nếu chỉ số ALT cao, người bệnh sẽ cần thêm các xét nghiệm khác để xác định nguyên nhân gây nên tổn thương gan và bác sĩ sẽ xác định ph...

XÉT NGHIỆM CHỨC NĂNG GAN

Gan là một cơ quan vô cùng quan trọng của cơ thể, Gan khỏe cơ thể khỏe, Gan yếu cơ thể suy. Chính vì thế trong chăm sóc sức khỏe cần đặc biệt chú trọng đến Gan và việc xét nghiệm Chức năng Gan là điều cần làm trong mỗi lần khám sức khỏe. Chức năng của gan được thực hiện bởi tế bào gan. Chúng ta cần điểm qua một số chức năng chính của Gan với cơ thể và sức khỏe như sau: 1- Một số chức năng chính của Gan với cơ thể và sức khỏe con người: Gan sản xuất và tiết mật cần thiết cho quá trình tiêu hóa mỡ. Một lượng mật có thể đổ thẳng từ gan vào tá tràng, một phần khác được trữ lại ở túi mật trước khi vào tá tràng. Gan cũng đóng một số vai trò quan trọng trong chuyển hóa carbohydrate: Tân tạo đường: tổng hợp glucose từ một số amino acid, lactate hoặc glycerol) Phân giải glycogen: tạo glucose từ glycogen Tạo glycogen: tổng hợp glycogen từ glucose Giáng hóa insulin và các hormone khác Gan cũng là nơi chuyển hóa protein. Gan cũng là cơ quan tham gia vào quá trình chuyển hóa lipid:...

Chỉ số Xét nghiệm GOT | SGOT | AST

TÌM HIỂU VỀ CHỈ SỐ XÉT NGHIỆM MEN GAN GOT | SGOT | AST 1. Xét nghiệm GOT là gì? GOT (SGOT) hay AST là chỉ 01 trong những xét nghiệm đánh giá chức năng Gan. Có nhiều xét nghiệm sinh hóa được sử dụng để đánh giá chức năng gan. Tuy theo từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm thích hợp.  GOT là enzym thực hiện chức năng trao đổi amin (transaminase), có nhiều ở các tổ chức của cơ thể. GOT xuất hiện nhiều trong tế bào gan, và cũng xuất hiện ở tim, cơ xương. Gan có một hệ thống enzym rất hoàn chỉnh để thực hiện chức năng tổng hợp và chuyển hóa. Khi tế bào gan bị tổn thương men gan sẽ tăng do đó lượng enzym giải  phóng vào máu nhiều. Đó là lí do tại sao chỉ số men gan có thể xem là một dấu hiệu cảnh báo cho sức khỏe lá gan.  Khi SGOT (AST) ở mức bình thường vào khoảng 20-40 UI/L. Chỉ số men này tăng khi có tổn thương tế bào gan do viêm, xơ, ung thư; hay tổn thương do nhồi máu cơ tim. Và chỉ số này giảm khi tiểu đường, th...

Chỉ số xét nghiệm Mỡ máu: TRIGLYCERIDE

Triglyceride là một trong những chỉ số xét nghiệm lipid máu dùng để đánh giá tình trạng sức khỏe. Vậy triglyceride là gì? Chỉ số này cao có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?  Những điều cần biết về chỉ số triglyceride sẽ có trong bài viết sau đây. 1. Chỉ số Triglyceride là gì? Triglyceride là một dạng chất béo mà cơ thể chúng ta vẫn tiêu thụ mỗi ngày, chiếm 95% chất béo hàng ngày mà mỗi chúng ta tiêu thụ trong chế độ ăn uống. Triglyceride cũng là một trong những thành phần chủ yếu của mỡ động vật, thực vật. Sau khi cơ thể tiêu hóa Triglyceride sẽ được tiêu thụ dưới dạng năng lượng tế bào khi di chuyển trong mạch máu. Đối với người thường xuyên cung cấp vào cơ thể lượng calo nhiều hơn khả năng tiêu thụ dẫn tới tình trạng thừa cân, béo phì.  Triglycerides chứa 3 axit béo. Sau khi được đưa vào cơ thể, Triglyceride sẽ được đưa đến phần ruột non sau đó phân tách ra và kết hợp với Cholesterol để tạo thành năng lượng. Năng lượng này sẽ được tích trữ chủ yếu ở các tế bào gan...

Liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *