Chuyển đến nội dung chính

Chỉ số Xét nghiệm GOT | SGOT | AST

TÌM HIỂU VỀ CHỈ SỐ XÉT NGHIỆM MEN GAN GOT | SGOT | AST

1. Xét nghiệm GOT là gì?
GOT (SGOT) hay AST là chỉ 01 trong những xét nghiệm đánh giá chức năng Gan. Có nhiều xét nghiệm sinh hóa được sử dụng để đánh giá chức năng gan. Tuy theo từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm thích hợp. 

GOT là enzym thực hiện chức năng trao đổi amin (transaminase), có nhiều ở các tổ chức của cơ thể. GOT xuất hiện nhiều trong tế bào gan, và cũng xuất hiện ở tim, cơ xương. Gan có một hệ thống enzym rất hoàn chỉnh để thực hiện chức năng tổng hợp và chuyển hóa. Khi tế bào gan bị tổn thương men gan sẽ tăng do đó lượng enzym giải  phóng vào máu nhiều. Đó là lí do tại sao chỉ số men gan có thể xem là một dấu hiệu cảnh báo cho sức khỏe lá gan. 

Khi SGOT (AST) ở mức bình thường vào khoảng 20-40 UI/L. Chỉ số men này tăng khi có tổn thương tế bào gan do viêm, xơ, ung thư; hay tổn thương do nhồi máu cơ tim. Và chỉ số này giảm khi tiểu đường, thai kỳ, Beriberi,...

Vì vậy xét nghiệm GOT được dùng để đánh giá mức độ tổn thương (hủy hoại) tế bào nhu mô gan.


2. Thực hiện xét nghiệm GOT khi nào?
GOT là một chỉ số cơ bản được sử dụng để đánh giá trong khám sức khỏe định kỳ, hoặc sử dụng trong kiểm tra sức khỏe hay khám bệnh. 
Thông thường, bác sĩ chỉ định xét nghiệm GOT khi bệnh nhân có những triệu chứng liên quan đến tổn thương gan. Có thể kể đến các triệu chứng như:

  • Sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi.
  • Nôn và thường xuyên cảm thấy buồn nôn.
  • Người mắc bệnh tiểu đường.
  • Vàng da.
  • Nước tiểu màu đậm, phân có màu nhạt.
  • Ngứa.
  • Những người nghiện rượu nặng.
  • Gia đình có tiền sử bị bệnh gan.
  • Bụng sưng hoặc đau.
  • Ăn không thấy ngon miệng.
  • Người có tiền sử tiếp xúc với virus viêm gan.
  • Ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc làm rối loạn chức năng gan.

3. Ý nghĩa của xét nghiệm GOT
Xét nghiệm GOT và GPT là 2 loại xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện các tổn thương gan. Ngoài ra, 2 loại xét nghiệm này cũng được sử dụng để chẩn đoán các bệnh lý khác.

Chỉ số GOT và GPT thường dùng để đánh giá chức năng gan

Viêm gan virus cấp.

GOT, GPT đều tăng cao so với mức bình thường, nhưng mức độ tăng của GPT cao hơn GOT. Mức độ này tăng trước khi xuất hiện dấu hiệu vàng da và có thể tăng kéo dài trong viêm gan mạn tiến triển

Hoạt độ GOT tăng hơn 5 lần cho thấy tế bào nhu mô gan bị hủy hoại mạnh, có thể đã ở giai đoạn cấp tính. Nếu tăng ít hơn có thể xảy ra các tổn thương gan mạn tính.

GOT và GPT tăng mạnh trong 2 tuần đầu và sau đó giảm dần sau 7-8 tuần.

Viêm gan do nhiễm độc.

Mức độ GOT và GPT đều tăng nhưng GPT tăng mạnh hơn, có thể tăng hơn 100 lần so với mức bình thường. Đặc biệt khi nhiễm độc rượu cấp có mê sảng, nhiễm độc tetraclorua, morphine hoặc nhiễm chất độc hóa học,... thì mức độ này tăng rất mạnh.

Viêm gan mật, xơ gan do rượu.

Tắc mật cấp do sỏi gây tổn thương gan: GOT, GPT có thể tăng 10 lần. Nếu sỏi không gây ra tổn thương gan thì mức độ này không tăng.

Vàng da tắc mật thì GOT, GPT tăng tùy mức độ hủy hoại tế bào gan, kết hợp với alkaline phosphatase tăng, GGT tăng.

Tắc nghẽn đường dẫn mật cấp tính: GOT, GPT đều tăng (có thể hơn 2000 UI/L).

Nhồi máu cơ tim cấp hay trong các bệnh về cơ cũng khiến GOT tăng

Hoại tử tế bào nhu mô gan, xơ gan, loạn nhịp, nhiễm khuẩn huyết,... làm GOT tăng cao (có thể tới 1000UI/L)

Trong một số trường hợp khác như sử dụng thuốc tránh thai, thuốc chống đông máu cũng khiến GOT, GPT tăng nhẹ.

SGOT và SGPT là 2 xét nghiệm quan trọng nhất để xác định tình trạng hủy hoại tế bào gan.

Với mỗi mốc chỉ số về men gan bằng cách đối chiếu từng qua khoảng tham chiếu của GOT và GPT và cũng nhờ vào sự thay đổi của từng chỉ số mà xác định được các nguyên nhân gây bệnh, từ đó có phương pháp điều trị đúng đắn nhất.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến

Chỉ số xét nghiệm GPT | SGPT | ALT

Chỉ số GPT (SGPT) hay ALT là một chỉ số cơ bản trong xét nghiệm để đánh giá chức năng Gan. Vậy chỉ số xét nghiệm GPT trong xét nghiệm máu cho ta biết gì về sức khoẻ của gan? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây: 1. Xét nghiệm ALT là gì? Gan đóng vai trò quan trọng trong cơ thể người như tiết mật để hỗ trợ tiêu hoá thức ăn, loại bỏ các chất thải và chất độc từ máu và sản xuất protein và cholesterol. Xét nghiệm ALT (Alanine Aminotransferase) là một xét nghiệm máu có chức năng phát hiện các tổn thương gan được gây nên bởi bệnh lý, thuốc, hoặc chấn thương. Các bệnh lý như viêm gan hoặc xơ gan có thể làm giảm chức năng của gan. 2. Tại sao chỉ số ALT lại quan trọng? Cơ thể người sử dụng men gan ALT để phân huỷ thức ăn thành năng lượng. Tuy nhiên khi có tổn thương gan, lượng men gan ALT trong máu sẽ tăng. Sau khi hoàn thành xét nghiệm, nếu chỉ số ALT cao, người bệnh sẽ cần thêm các xét nghiệm khác để xác định nguyên nhân gây nên tổn thương gan và bác sĩ sẽ xác định ph...

XÉT NGHIỆM CHỨC NĂNG GAN

Gan là một cơ quan vô cùng quan trọng của cơ thể, Gan khỏe cơ thể khỏe, Gan yếu cơ thể suy. Chính vì thế trong chăm sóc sức khỏe cần đặc biệt chú trọng đến Gan và việc xét nghiệm Chức năng Gan là điều cần làm trong mỗi lần khám sức khỏe. Chức năng của gan được thực hiện bởi tế bào gan. Chúng ta cần điểm qua một số chức năng chính của Gan với cơ thể và sức khỏe như sau: 1- Một số chức năng chính của Gan với cơ thể và sức khỏe con người: Gan sản xuất và tiết mật cần thiết cho quá trình tiêu hóa mỡ. Một lượng mật có thể đổ thẳng từ gan vào tá tràng, một phần khác được trữ lại ở túi mật trước khi vào tá tràng. Gan cũng đóng một số vai trò quan trọng trong chuyển hóa carbohydrate: Tân tạo đường: tổng hợp glucose từ một số amino acid, lactate hoặc glycerol) Phân giải glycogen: tạo glucose từ glycogen Tạo glycogen: tổng hợp glycogen từ glucose Giáng hóa insulin và các hormone khác Gan cũng là nơi chuyển hóa protein. Gan cũng là cơ quan tham gia vào quá trình chuyển hóa lipid:...

Ý NGHĨA CỦA ALT và AST TRONG CHUẨN ĐOÁN BỆNH GAN

AST (SGOT) và ALT (SGPT) là các chỉ số men gan giúp phản ánh tình trạng tổn thương gan. Tùy vào từng loại bệnh, các chỉ số này sẽ tăng đến một mức độ nhất định. Nếu không cải thiện kịp thời nguyên nhân làm men gan tăng cao, các chỉ số này có thể xuống thấp bất ngờ vì không còn tế bào gan nào sống sót. 1. Chỉ số AST và ALT là gì? 1.1 Chỉ số AST (SGOT) AST (hay còn gọi là SGOT) mức bình thường vào khoảng từ 20- 40 UI/L. Bên cạnh AST, còn có ALT, đây là hai men gan đặc trưng cho gan. Khi có nhiều tế bào gan bị tổn thương, hoại tử, cả hai men này sẽ được “giải thoát” và ồ ạt phóng thích vào máu. AST (SGOT) bình thường được tìm thấy ở nhiều cơ quan như gan, tim, cơ, thận và não. Nó được phóng thích vào máu khi một trong các cơ quan này bị tổn thương. Ví dụ như nồng độ của nó sẽ tăng cao trong máu khi có nhồi máu cơ tim hoặc bệnh lý tổn thương cơ. Do vậy, men này không đặc hiệu cho tình trạng tổn thương gan. AST (SGOT) có giới hạn bình thường từ 5 đến 40 đơn vị trong một lít...

Chỉ số xét nghiệm Mỡ máu: TRIGLYCERIDE

Triglyceride là một trong những chỉ số xét nghiệm lipid máu dùng để đánh giá tình trạng sức khỏe. Vậy triglyceride là gì? Chỉ số này cao có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?  Những điều cần biết về chỉ số triglyceride sẽ có trong bài viết sau đây. 1. Chỉ số Triglyceride là gì? Triglyceride là một dạng chất béo mà cơ thể chúng ta vẫn tiêu thụ mỗi ngày, chiếm 95% chất béo hàng ngày mà mỗi chúng ta tiêu thụ trong chế độ ăn uống. Triglyceride cũng là một trong những thành phần chủ yếu của mỡ động vật, thực vật. Sau khi cơ thể tiêu hóa Triglyceride sẽ được tiêu thụ dưới dạng năng lượng tế bào khi di chuyển trong mạch máu. Đối với người thường xuyên cung cấp vào cơ thể lượng calo nhiều hơn khả năng tiêu thụ dẫn tới tình trạng thừa cân, béo phì.  Triglycerides chứa 3 axit béo. Sau khi được đưa vào cơ thể, Triglyceride sẽ được đưa đến phần ruột non sau đó phân tách ra và kết hợp với Cholesterol để tạo thành năng lượng. Năng lượng này sẽ được tích trữ chủ yếu ở các tế bào gan...

Liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *